Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Tuphapquocte


MÔN LUẬT TƯ PHÁP QT
______
* Bài tập:
Bài 1: Vào năm 2000 có 1 nam cd liên bang Nga 18 tuổi làm đơn xin kết hôn với nữ cd VN 18 tuổi tại TP Hà Nội. Trong trường hợp này họ có được kết hôn với nhau không? Biết rằng họ không vi phạm điều 10 luật HNGĐ năm 2000.
Trường hợp trên công dân VN và cd liên bang Nga vẫn được phép kết hôn với nhau. Vì theo quy định khi công dân VN kết hôn với người nước ngoài là công dân của các nước mà chúng ta đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp trước cơ quan có thẩm quyền của VN thì giải quyết theo hệ thuộc luật quốc tịch của các bên chủ thể. Tuy nhiên Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN – Nga còn quy định là phải tuân thủ theo các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại điều 10 luật HNGĐ năm 2000.

Căn cứ vào hai điều kiện trên thì trường hợp trên họ được phép kết hôn.

Bài 2: vào năm 1993, TAVN nhận được đơn tranh chấp về t.sản của đôi vợ chồng: vợ hiện đang cư trú tại VN, C hiện đang cư trú ở Liên bang Đức. Trước đây, năm 1989 họ có nơi cư trú chung tại Ai Cập. Khi nhận đượcđơn kiện trên TAVN sẽ áp dụng Luật của nước nào để giải quyết. Nếu:
1. Người C là công dân VN.
2. Người C là công dân LB Đức (Biết rằng theo điều 13 của BLDS Ai Cập thì q. hệ TS giữa V và C sẽ được giải quyết theo Luật mà người C là công dân. Theo PLVN thì q.hệ nhân thân, TS giữa V và C sẽ được giải quyết theo Luật của nước mà họ có nơi cư trú chung).

1.Áp dụng PP dẫn chiếu ngược: áp dụng BLDS Ai Cập rồi dẫn chiếu về áp dụng PLVN để giải quyết.
2. Áp dụng PP dẫn chiếu sang nước thứ 3. Vì, Theo PLVN thì q.hệ nhân thân, TS giữa V và C sẽ được giải quyết theo Luật của nước mà họ có nơi cư trú chung, còn theo BLDS Ai Cập thì q. hệ TS giữa V và C sẽ được giải quyết theo Luật mà người C là công dân.Trong TH này người C là công dân LB Đức nên áp dụng PLLB Đức giải quyết.

Bài 3: Có 1 tác giả là công dân Bắc Triều tiên có tác phẩm lần đầu tiên xuất bản ở Bắc Triều tiên. Sau đó 1 năm bị 1 NXB của Pháp dịch và xuất bản. Hỏi:
1. Tác giả là công dân Bắc Triều tiên có được bảo hộ quyền tác giả ở Pháp không? Căn cứ bảo hộ.
2. Nếu tác phẩm đó là của công dân Đức xuất bản lần đầu tiên trên lãnh thổ Bắc Triều tiên. Sau đó 1 năm bị NXB của Pháp dịch và xuất bản thì tác giả là công dân Đức có bảo hộ quyền tác giả ở Pháp không? Căn cứ bảo hộ.
Biết rằng Pháp và Đức là thành viên của công ước Béc nơ còn Bắc Triều tiên thì không là thành viên.

1. Không đuợc BH vì BTT không là thành viên công ước Bécnơ. Nếu Tp đó lần đầu xuất hiện ở Pháp thì được BH
2. Được. Vì Đức & Pháp đều là thành viên công ước Bécnơ.

Bài 4: Cty XNK thủ công mỹ nghệ Hà Tây (trụ sở ở Hà Đông) ký hợp đồng bán 1 số hàng cho công ty của Hàn Quốc. Hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng là giao hàng theo FOB Hải Phòng. Đến thời hạn giao hàng phía Hàn Quốc phát hiện lô hàng có 1 số khuyết tật và y/c VN sửa chữa nhưng phía VN không đáp ứng được y/c trên. Do vậy công ty Hàn Quốc khởi kiện. Trung tâm trọng tài QT VN có thẩm quyền xét xử tranh chấp trên không nếu như trong hợp đồng các bên không thỏa thuận lựa chọn.

Được xét xử. Nếu 2 bên có thỏa thuận trọng tài riêng biệt sau khi xảy ra tranh chấp.

Bài 5: 1 thương nhân VN có trụ sở tài Hà Nội (bên VN) ký hợp đồng mua cá mồi biển bắc với 1 thương nhân của Na uy chuyên cung cấp cá mồi (bên Na uy). Theo quy định trong hợp đồng thì hàng hóa sẽ được chuyển từ Na uy sang VN. Giả định rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh tranh chấp giữa bên VN và bên Na uy về hình thức, nội dung, tư cách chủ thể của các bên ký hợp đồng. Sau khi thương lượng và HG không thành, bên Na uy đã khởi kiện y/c TA TPHN g/q các tranh chấp trên và Ta này đã thụ lý vụ kiện vào tháng 02/06.
Hỏi. Anh (chị) hãy cho biết TA HN có thể áp dụng luật của Na uy trong trường hợp nào? Và luật của VN trong trường hợp nào để g/q vụ kiện trên?  

Hình thức của Hợp đồng: điều 770 BLDS.
Nơi ký kết hợp đồng. Giả sử:
- HĐ được ký kết ở VN thì áp dụng luật VN.
- HĐ được ký kết ở Na uy thì áp dụng luật Na uy.
Nội dung của HĐ Điều 769 BLDS: Ngtắc thỏa thuận; nơi thực hiện HĐ.
- Do không có thỏa thuận, không thực hiện nơi ký kết cho nên áp dụng luật VN.
+ Chủ thể của luật QT:
- VN: Căn cứ luật VN để xem xét tư cách chủ thể.
- Na uy: Căn cứ luật Na uy để xem xét tư cách chủ thể.

Bài 6: 1995 Ô Tony Trần 60t và vợ là người VN quốc tịch Canada đã làm các thủ tục xin định cư ở VN và được cơ quan có thẩm quyền của VN chấp nhận. Tháng 01/96 ông bà chính thức trở về VN sinh sống. Ông bà đã làm đầy đủ thủ tục theo quy định của PL để mua căn nhà tại phố T TPHN, ngôi nhà trên đã được cấp giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất mang tên ông bà. Tháng 6/99 vợ bị ốm, để chạy chữa cho vợ, hai vợ chồng đã QĐ quay lại Canada sinh sống mà không còn ở VN nữa. Khi quay lại Canada, ông bà vì đi vội nên đã khóa cửa ngôi nhà trên và nhờ 1 người bà con xa trông nôm hộ. Họ định sẽ quay lại VN khi đã thu xếp xong công việc ở Canada, 6 tháng sau ông Tony Trần trở lại HN với ý định bán ngôi nhà trên phố T nhưng ông đã không thực hiện được ý định của mình bởi căn nhà đã được sang tên cho người khác. Giả sử nếu ông Tony Trần nhờ anh (chị) tư vấn. Vậy anh (chị) có phương án gì để g/q?
(Thảo luận nhóm vì kg có trong tập)

Do ông Tony Trần không sử dụng ngôi nhà đã quá 90 ngày theo quy định (6 tháng) cho nên Nhà nước đã thu hồi ngôi nhà nói trên. Việc ông Tony Trần nhờ người thân chăm nom, khóa cửa, đây không được xác định là quyền sử dụng.


*Phần so sánh:
Câu 1: SS chế độ đối xử QG với chế độ tối huệ quốc.
* Khác nhau:
- Về chủ thể: Chủ thể của đối xử QG là thể nhân, chỉ dành cho pháp nhân trong 1 số trường hợp. Còn chủ thể của chế độ tối huệ quốc là thể nhân và pháp nhân nhưng cơ bản dành cho pháp nhân nước ngoài.
- Về phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng của chế độ đối xử QG là rất rộng. Trong tất cả quan hệ TPQT như: DS, HNGĐ, LĐ, TTDS. Còn Phạm vi áp dụng của chế độ tối huệ quốc chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
- Về sự ghi nhận: Chế độ đối xử QG không chỉ ghi nhận ở PL trong nước mà nó còn được ghi nhận trong ĐƯQT (QĐ 122/CP, Hiệp định tương trợ tư pháp…). Còn chế độ tối huệ quốc chỉ được ghi nhận trong ĐƯQT, không bao giờ được ghi nhận trong PL QG.
- Về mối quan hệ: Chế độ đối xử QG là mối quan hệ giữa công dân nước sở tại với người nước ngoài. Còn mối quan hệ của chế độ tối huệ quốc là mối quan hệ giữa người nước ngoài với nhau khi học cùng chung sống làm ăn ở nước sở tại.

Câu 2: SS Công ước Bécnơ với công ước Giơnevơ.      
* Điểm giống:
- Đều là công ước đa phương về bảo hộ quyền tác giả và đều là công ước để ngỏ.
- Đều bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc đối xử QG.
- Đều bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật.
* Khác nhau:
- Đặc quyền: Đ/v Công ước Béc nơ thì bao gồm 3 quyền là: Quyền dịch tác phẩm ra tiếng nước ngoài; Quyền tái bản tác phẩm; Quyền sử dụng tác phẩm và các hoạt động chung (phổ nhạc, phổ thơ…). Còn đ/v công ườc giơnevơ thì chỉ có quyền dịch.
- Thời hạn bảo hộ: Theo công ước Bécnơ thì Đ/v tác phẩm văn học: Được bảo hộ từ khi tác giả còn sống và cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chết; Đ/v tác phẩm điện ảnh: Bảo hộ 50 năm kể từ ngày công bố or SX; Đ/v tác phẩm nhiếp ảnh: Bảo hộ 25 năm kể từ ngày công bố or SX. Còn đ/v Công ước Giơnevơ thì qui định chung, tính từ khi tác giả còn sống và cộng thêm 25 năm sau khi tác giả chết .
- Nguyên tắc của công ước Bécnơ rộng hơn công ước Giơnevơ. Nguyên tắc của công ước Bécnơ là Ngtắc bảo hộ tự động (ngtắc đương nhiên): quyền tác giả sẽ được bảo hộ khi nó biểu hiện dưới 1 hthức vật chất I định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào và ngtắc độc lập: QTG được bảo hộ theo công ước thì nó độc lập đ/v những gì được quy định trong luật QG. Còn đ/v Công ước Giơnevơ thì chỉ có 1 ngtắc là Ngtắc bảo hộ (ngtắc đối xử QG).
- Quy định về ĐK bảo hộ: Công ước Bécnơ không quy định ĐK bảo hộ. Công ước Giơnevơ thì quy định bảo hộ phải được ghi bằng ký hiệu chuyên môn là © (Đây là chữ viết tắc trong tiếng anh copyright), ghi rõ tên tác giả và năm xuất bản lần đầu tiên.


Câu 3: Hãy nêu và phân tích sự khác nhau giữa quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu trí tuệ.  
- Đối tượng của QSH tài sản là những tài sản hữu hình còn đối tượng của QSH TT là những tài sản vô hình (quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp).
- Căn cứ xác lập: Đ/v QSH tài sản thì có nhiều căn cứ xác lập (lao động mà có, thừa kế…). Còn đ/v QSH trí tuệ: Quyền tác giả: Khi nó được định hình dưới 1 hình thức vật chất I định. QSH công nghiệp: Khi các đối tượng của QSH công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ đ/v các đối tượng đó.
- Chấm dứt QSH tài sản có nhiều căn cứ chấm dứt (chủ sở hữu từ bỏ quyền của mình, bị tịch thu, trưng mua…). Còn đ/v QSH trí tuệ: Quyền tác giả: Chấm dứt khi hết thời hạn bảo hộ. QSH công nghiệp: Chấm dứt khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.
- Phạm vi bảo hộ: Đ/v QSH tài sản thì không chỉ được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ mà còn được bảo hộ ở nước ngoài. Còn đ/v QSH trí tuệ thì chỉ được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ mà nó xuất hiện. nếu ở nước ngoài thì phải ký kết các điều ước …
- Về nội dung: Đ/v QSH tài sản thì gồm 3 quyền năng là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn đ/v QSH trí tuệ thì gồm tên gọi, chỉ dẫn địa lý è QSD.
- Về phạm vi xung đột PL: Đ/v QSH tài sản thì luôn nảy sinh hiện tượng xung đột PL. Còn đ/v QSH trí tuệ thì quan hệ này không bao giờ xảy ra hiện tượng xung đột PL.

Câu 4: Hãy nêu và phân tích những điểm mới của luật HNGĐ năm 2000 và những văn bản hướng dẫn so với năm 1986 và văn bản hướng dẫn điều chỉnh có yếu tố nước ngoài.
* Những điểm mới của luật HNGĐ năm 2000 và những điểm mới so với luật HNGĐ năm 1986 và những văn bản hướng dẫn thi hành:
- Về thẩm quyền g/q ly hôn đ/v tranh chấp ở vùng biên giới thì thẩm quyền g/q ly hôn sẽ thuộc về Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Quy định về ĐK để nhận con nuôi: Phải là 1 or cả 2 vợ chồng phải là hôn nhân hợp pháp và khác giới tính.
- Quy định về con nuôi: Con nuôi phải dưới 15 tuổi và phải sống trong các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại VN.
- Người nước ngoài có thể nhận người đó là con nuôi khi đức trẻ đó sống từ gia đình.
- Đối tượng điều chỉnh quy định rộng hơn. Nếu như luật HNGĐ năm 86 quy định là công dân VN với người nước ngoài thì luật HNGĐ năm 2000 quy định thêm công dân VN với người nước ngoài; người nước ngoài với người nước ngoài và công dân VN với công dân VN (1 or cả 2 bên đều ở nước ngoài.
- Về thẩm quyền cũng có điểm mới. Nếu trước đây đăng ký kết hôn và nuôi con nuôi thuộc về UBND tỉnh thì hiện nay theo NĐ 68 thì đăng ký kết hôn và nuôi con nuôi thuộc về UBND xả khi ở đường biên giới.  

Câu 5: Hãy phân tích tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương theo luật VN.
a. Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương:
- Các nước không thống I với nhau. Có nước quy định miệng, có nước quy định = văn bản.
- Đ/v VN: hợp đồng mua bán ngoại thương phải được lập thành văn bản à được xem là quy phạm mệnh lệnh (thư từ, điện tín, telex, fax cũng được xem như hợp đồng mua bán ngoại thương).
b. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương: Phải có các điều khoản sau:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung chính của hợp đồng:
+ Tên hàng (đây là điều khoản quan trọng bậc nhất để xác định được mặt hàng mua bán).
++ Có 1 số cách để xác định tên hàng:
. Tên hàng đi kèm với tên khoa học và tên thương mại.
. Tên hàng đi kèm với tên nhà SX ra hàng hóa đó.
. Tên hàng đi kèm với tên địa danh SX ra hàng hóa đó
. Tên hàng đi kèm với tên công dụng của hàng hóa.
++ Chỉ được phép mua bán những mặt hàng mà nhà nước cho phép:
+++ Phẩm chất (chất lượng):
. Xác định dựa theo mẫu (áp dụng đ/v mặt hàng nông sản or thủ công mỹ nghệ).
. Dựa vào phẩm chất và tiêu chuẩn của hàng hóa.
+++ Giá cả (phải ghi rõ tiền bằng số và bằng chữ và đồng tiền tính giá (tiền của nước nào, giá trị bao nhiêu…) à Giá không tách rời giá FOB hay giá CIF.
+++ Số lượng: Xác định = 1 con số cụ thể or số dung sai nghĩa là tăng bao nhiêu %, giảm bao nhiêu % à Nếu không ghi số dung sai thì áp dụng theo tập quán QT.
+++ Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng: Khi xảy ra tranh chấp thì áp dụng luật nào.
+++ Giải quyết tranh chấp : Theo trình tự tòa án or theo trọng tài (QT hay trọng tài nước thứ 3 or trung tâm trọng tài VN) à Phải ghi cụ thể trong hợp đồng.
+++ Time, địa điểm giao hàng.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận với nhau về điều khoản #.
* Ở VN: 6 điều khoản giống như trong hợp đồng dân sự. Luật thương mại năm 2005 không quy định phải có bao nhiêu điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
c. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương: Phải trình bày theo nghị định 44.
Năng lực ký hợp đồng của các bên chủ thể: Áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Ở VN quy định trong NĐ 44 ngày 02/01/01 sửa đổi bổ sung 1 số điều NĐ 57/98 quy định tại điều 8 NĐ 44 mở rộng chủ thể, đối tượng của HĐ. 

*Câu 6: Phân tích nội dung công ước Berne (1886): bảo hộ quyền t.giả.
- Là công ước đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền t.giả, tác phẩm -> nay có gần 160 nước th.gia => t.lập liên minh Berne có trụ sở đặt tại Giơnevơ (Thuỵ sĩ). Đây là công ước ngõ cho phép t.cả các nước trên thế giới th.gia làm thành viên.
- Nguyên tắc bảo hộ quyền t.giả:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia: t.phẩm của công dân các nước th.viên sẽ được bảo hộ quyền t.giả ở trên lãnh thổ nước thành viên khác như quyền bảo hộ mà nước đó dành cho công dân của nước mình.
+ Nguyên tắc bảo hộ tự động(đương nhiên) quyền t.giả sẽ được bảo hộ khi nó được thể hiện dưới 1 dạng hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.
+ Ng.tắc bảo hộ độc lập: quyền t.giả được bảo hộ theo công ước thì nó độc lập với những gì được qui định trong luật q.gia.
- Những chủ thể được bảo hộ: điều 4 công ước: "Những t.phẩm của công dân các nước th.viên thì được quyền bảo hộ t.phẩm của mình trong t.cả các nước th.viên"; những t.phẩm của công dân các nước kg th.gia vào công ước Berne nhưng t.phẩm của họ lần đầu tiên được công bố ở 1 trong các nước thành viên của công ước thì cũng được hưởng quyền bảo hộ; đ/v t.phẩm chưa công bố thì chỉ công dân các nước thành viên mới được hưởng quyền bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ theo công ước:
+ Tác phẩm văn học nghệ thuật: được bảo hộ khi t.giả còn sống + 50 năm sau khi t.giả chết.
+ T.phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm kể từ ngày công bố hoặc sản xuất.
- Đặc quyền được ghi nhận trong công ước:
+ Dịch t.phẩm ra tiếng nước ngoài.
+ Tái bản t.phẩm.
+ Quyền s.dụng t.phẩm vào hoạt động chung: phổ nhạc, phổ thơ, trước máy thu hình.
- Các qui phạm ghi nhận trong công ước: qui phạm thực chất thống nhất tức là những ghi nhận ở trong điều ước quốc tế.
*Những điểm lợi và không lợi khi Vn th.gia vào th.viên Berne:
- Lợi: được hưởng quyền bảo hộ trên lãnh thổ t.cả các nước thành viên.
- Kg lợi: t.phẩm của nước ngoài trên lãnh thổ Vn rất nhiều còn t.phẩm của VN ở nước ngoài rất ít -> chúng ta phải bảo hộ những t.phẩm nước ngoài trên lãnh thổ VN.

*Câu 7: phân tích điều 774 BLDS/2005:
"Quyền t.giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có t.phẩm, công trình lần đầu tiên được công bố, thể hiện sáng tạo dưới dạng 1 v.chất nhất định thì sẽ được bảo hộ bởi PLVN hoặc bảo hộ theo các điều ước mà VN là thành viên".
- Nguyên tắc: t.phẩm đó lần đầu tiên được công bố, x.định tại VN. Những t.phẩm đã x.bản ở nước ngoài rồi thì không được bảo hộ trên lãnh thổ VN.
- Cơ sở bảo hộ:
+ Bảo hộ theo PL VN: áp dụng phần 6 chương I BLDS/2005: chỉ điều chỉnh những phần thuộc nguyên tắc còn những nội dung khác thì được qui định tại Luật s.hữu trí tuệ: 1/7/2006.
.NĐ 76 ngày 29/11/1996: qui định chi tiết quyền bảo hộ trí tuệ.
.Thông tư 27/2001: hướng dẫn chi tiết Rh NĐ 76.
+ Trên cơ sở các điều ước q.tế:
.Đa phương: công ước Berne.
.Song phương:
..Hiệp định bản quyền VN - Hoa kỳ: 23/12/1998 có hiệu lực (xem kỹ nội dung này trong giáo trình).
..Hiệp định giữa VN - Thuỵ sĩ: qui định về quyền bảo hộ s.hữu trí tuệ + t.giả.
..Hiệp định thương mại VN - Hoa kỳ (2000) s.hữu trí tuệ.

*Câu 8: Mối q.hệ giữa công pháp quốc tế (CPQT) và TPQT:
* Giống nhau:
- Đều có mdích chung là để tạo nên sự hợp tác hữu hiệu giữa các quốc gia với nhau.
- Nguyên tắc cơ bản of công pháp giữ vai trò chỉ đạo trong tư pháp quốc tế.
* Khác nhau:
- Đối tượng điều chỉnh: đ/v CPQT thì điều chỉnh nhiều mặt: CT, KT, VH, XH trong đó q.hệ CT là đối tượng điều chỉnh cơ bản còn TPQT thì chủ yếu điều chỉnh về mặt dân sự (nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
- PP điều chỉnh: CPQT thì áp dụng PP bình đẳng, thoả thuận còn TPQT thì áp dụng PP thực chất, xung đột trong đó xung đột là cơ bản.
- Chủ thể của CPQT quốc gia là chủ thể cơ bản, các d.tộc đang đấu tranh giành độc lập, tổ chức q.tế, thể nhân or pháp nhân; còn TPQT là thể nhân nước ngoài, chủ thể cơ bản, pháp nhân là chủ thể cơ bản, quốc gia là chủ thể đặc biệt 9được miễn trừ tư pháp.
- Nguồn luật: của CPQT là điều ước q.tế là nguồn cơ bản, tập quán q.tế, nguồn bổ trợ còn TPQT gồm PL trong nước cuûa moãi quoâc gia ñöôïc coi laø cô baûn, điều ước q.tế, tập quán q.tế.
- Xdựng qui phạm: CPQT ñöôïc hình thaønh do chính các chủ thể q.gia of luaät quoác teá x.dựng nên, còn TPQT thì do N.nước x.dựng nên = cách ban hành các VB PL trong nước ñeå ñieàu chænh caùc quan heä TPQT, hoặc cùng nhau ký kết điều ước q.tế, thöøa nhaän taäp quaùn quoác teá.
- BP cưỡng chế: CPQT do chính các chủ thể rieâng leû, taäp theå mang tính chaát ctrò nhö vieän trôï; còn TPQT thì do N.nước thực hiện thông qua các cq chuyên trách: of mình hoặc VKS mang tính chất về tài sản (chủ yếu về t.sản).

 Những khẳng định sau đây đúng hay sai. Vì sao?
1/ QG là chủ thể đặc biệt của TPQT bởi vì QG ít tham gia vào quan hệ QT.
Sai. QG là chủ thể đặc biệt của TPQT vì QG chỉ tham gia vào một số quan hệ thuộc ĐTĐC của quan hệ TPQT như quan hệ thừa kế, quan hệ HNGĐ; khi QG tham gia vào các quan hệ TPQT thì QG được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp (miễn trừ xét xử, thi hành án, tài sản QG ở nước ngoài…) xuất phát từ nguyên tắc bình đẵng về chủ quyền của các QG. Quyền miễn trừ này mang tính chất tuyệt đối.
2/ Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN chỉ khác luật DS ở VN là TPQT là DS có yếu tố nước ngoài; còn luật DS là không có yếu tố nước ngoài.
Sai. Vì ĐTĐC của TPQT là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài tham gia. Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng bao gồm:
- Qhệ dân sự theo nghĩa hẹp: sở hữu, thừa kế, nghĩa vụ, hợp đồng, sở hữu trí tuệ.
- HNGĐ, LĐ, TTDS…
3/ Đối với các nước mà VN kg ký kết điều ước thì kg áp dụng các nguyên tắc xử lý của nước đó vào trong lãnh thổ VN.
Sai. Vì đối với các nước mà VN kg ký kết điều ước thì được tiến hành theo nguyên tắc: "Có đi, có lại" -> nguyên tắc mới.
4. Khi nào có đủ 3 nội dung trong đối tượng điều chỉnh (chủ thể, đối tượng của q.hệ TPQT là t.sản hiện đang nằm ở trong nước, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt q.hệ TPQT xảy ra ở nước ngoài) thì mới đủ làm phát sinh q.hệ ở nước ngoài.
Sai. Vì chỉ cần chứa đựng 1 trong 3 đối tượng điều chỉnh của TPQT thì đủ để làm phát sinh q.hệ ở nước ngoài.

* Các hình thức QT bảo hộ QTG:
1. Ký kết các điều ước QT đa phương:
a. Công ước Bécnơ năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả:
Đây là công ước đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả vào năm 1886 có gần 160 Qg tham gia; đã thành lập liên minh Bécnơ có trụ sở đặt tại Giơnevơ Thụy sĩ. Đây là công ước ngỏ, VN tham gia công ước vào ngày 26/10/04 và là thành viên thứ 157. Đây là công ước duy I mà VN gia nhập.
Các ngtắc bảo hộ quyền tác giả:
- Ngtắc đối xử QG: Tác phẩm của công dân các nước thành viên sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở các nước thành viên khác như quyền bảo hộ mà nước đó dành cho công dân của nước mình.
- Ngtắc bảo hộ tự động (ngtắc đương nhiên): quyền tác giả sẽ được bảo hộ khi nó biểu hiện dưới 1 hthức vật chất I định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.
- Ngtắc độc lập: QTG được bảo hộ theo công ước thì nó độc lập đ/v những gì được quy định trong luật QG.
Những chủ thể được bảo hộ QTG: Đ4 công ước.
- Những tác phẩm của công dân các nước thành viên.
- Những tác phẩm của công dân các nước không tham gia vào công ước Bécnơ nhưng tác phẩm của họ lần đầu tiên được công bố ở 1 trong các nước thành viên của công ước thì cũng được hưởng quyền bảo hộ.
- Đ/v tác phẩm chưa công bố thì chỉ công dân các nước thành viên mới được hưởng bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ theo công ước:
- Đ/v tác phẩm văn học: Được bảo hộ từ khi tác giả còn sống và cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chết.
- Đ/v tác phẩm điện ảnh: Bảo hộ 50 năm kể từ ngày công bố or SX.
- Đ/v tác phẩm nhiếp ảnh: Bảo hộ 25 năm kể từ ngày công bố or SX.
Các đặc quyền:
- Quyền dịch tác phẩm ra tiếng nước ngoài.
- Quyền tái bản tác phẩm.
- Quyền sử dụng tác phẩm và các hoạt động chung (phổ nhạc, phổ thơ…)
Các quy phạm ghi nhận trong công ước chính là quy phạm thực chất thống I.
b. Công ước Giơnevơ năm 1952: Đây là công ước thứ 2 về bảo hộ quyền tác giả dưới sự bảo trợ của Unesco. Đây là công ước ngỏ. Có khoảng 150 QG tham gia. VN chưa tham gia (không có ý định).
- Ngtắc bảo hộ: Là ngtắc đối xử QG.
- Thời hạn bảo hộ: Quy định chung, tính từ khi tác giả còn sống và cộng thêm 25 năm sau khi tác giả chết (………………………………………).
- Đặc q:: Chỉ có quyền dịch.
2/ Ký kết các điều ước song phương về bảo hộ QTG: Mỹ là nước ký rất nhiều điều ước song phương.
3/ Có đi có lại: Thực chất và hình thức (đa số các QG thường hay áp dụng ngtắc này).

* Các hình thức bảo hộ QTG ở VN: Điều 774 BLDS 2005 quy định.
1. Ngtắc để VN bảo hộ: Tác phẩm đó phải lần đầu tiên được công bố, thể hiện, sáng tạo.
2. Cơ sở bảo hộ:
a. BH theo PL VN: Được quy định tại phần 6 chương I BLDS năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định 76 ngày 29/11/1996 quy định chi tiết về QTG trong BLDS 95; Thông tư 27 của Bộ VHTT 2001 hướng dẫn chi tiết thực hiện NĐ 76.
b. BH trên cơ sở các ĐƯQT:
- Đa phương: Theo công ước Bécnơ.
- Song phương: Hiệp định bản quyền Việt - Mỹ ngày 23/12/98 è Xem kỹ phần trong giáo trình.
Hiệp định SHTT về QTG - Thụy sĩ è Đây chỉ là hiệp định khung thường dẫn chiếu đến công ước Bécnơ.
Hiệp định Việt - Mỹ năm 2000 về SHTT.
Lưu ý: Phải phân tích cho được điều 774 luật DS năm 2005.
* G/q xung đột PL về ĐKKH có yếu tố nước ngoài:  
Để cho 1 cuộc kết hôn có giá trị về mặt nội dung thì phải tuân thủ 3 ngtắc: độ tuổi, ngtắc kết hôn, cấm kết hôn.
a. Công dân VN kết hôn với người nước ngoài tại VN:
Điều 103 luật HNGĐ năm 2000 thì được giải quyết theo hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự và còn phải tuân thủ theo điều 9, điều 10 luật HNGĐ.
Nếu là người không quốc tịch thì áp dụng luật của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin ĐKKH.
Đ/v người nhiều QTịch thì áp dụng luật nơi người đó có quốc tịch mà người đó gắn bó nhất or nơi người đó có quốc tịch thường trú.
b. Công dân VN kết hôn với người nước ngoài là công dân của các nước mà chúng ta đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trước cơ quan có thẩm quyền của VN: 
Giải quyết theo hệ thuộc luật quốc tịch của các bên chủ thể (riêng Hiệp định VN – Nga, VN – Séc, Slovakia còn quy định thêm là ngoài ra họ còn phải tuân thủ theo PL của nước nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn (Điều 10 luật HNGĐ VN).
c. Công dân VN kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài và theo PL nước ngoài thì việc kết hôn của họ sẽ được công nhận ở VN nếu như không vi phạm PL VN. Điều 20 NĐ 68.
d. Người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài ở VN: Điều 103 luật HNGĐ VN thì VN áp dụng luật VN để áp dụng ở VN. Điều 10 NĐ 68 thì use hệ thuộc luật QT; không QT thì áp dụng luật nơi công dân đó là thường trú è 2 văn bản này quy định chênh với nhau cho nên cần phải sửa đổi.

Câu 9: Hãy phân biệt các k/niệm "xung đột PL", "quy phạm xung đột" và xung đột khái niệm pháp lý" và phân tích mối quan hệ của chúng.
* Các k/niệm:
- Xung đột PL (XĐPL) có thể được hiểu là trong 1 tính thế (trạng thái) I định mà 2 hay nhiều hệ thống PL đểu có thể điều chỉnh 1 Qhệ PL I định.
- Quy phạm xung đột (QPXĐ): là quy phạm PL o điều chỉnh cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ lựa chọn hệ thống PL của QG này hay QG # trong việc điều chỉnh các qhệ mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng (chọn luật). Lưu ý: Khi chọn luật  dẫn chiếu của QPXĐ là chọn ra 1 hệ thống PL tương ứng chứ không phải chọn ra 1 quy phạm thực chất      riêng lẻ của hệ thống PL đó.
- Xung đột khái niệm pháp lý: Trong quá trình chọn PL để áp dụng cũng như khi áp dụng PL nước này, nước kia để xử lý các tr/chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta thường gặp hiện tượng cùng 1 k/n pháp lý nhưng ở các nước khác nhau có nội dung không giống nhau. Hiện tượng này trong khoa học về TPQT gọi là hiện tượng xung đột khái niệm pháp lý (xung đột kín).  

Câu 10: Theo anh (chị) QPXĐ nào thông thường được áp dụng để g/q tr/chấp liên quan đến qhệ sở hữu có yếu tố nước ngoài? Hãy lấy VD dựa trên cơ sở VBPL hiện hành của VN or ĐƯQT mà VN or ĐƯQT mà VN ký kết  or tham gia để minh chứng.
* QPXĐ 2 bên (2 chiều) là QPXĐ đề ra ngtắc chung
để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của 1 nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh đ/v qhệ tương ứng.
Ví dụ: Khoản 2 điều 766 BLDS 05 quy định "QSH đ/v động sản trên đường vận chuyển được xác định theo PL của nước nơi động sản được chuyển đến".
Như vậy nơi động sản được chuyển đến nếu là VN thì áp dụng luật VN, còn nếu là nước ngoài nào thì áp dụng luật nước ngoài đó. Chính thế người ta gọi đây là quy phạm xung đột hai chiều.
 
Câu 11: Chủ thể chủ yếu của TPQT là những chủ thể nào? tại sao? Trong số các chủ thể của TPQT chủ thể nào được hưởng quyền miễn trừ tài phán và hãy ptích đặc quyền đó.   
* Thể nhân và pháp nhân là chủ thể chủ yếu (cơ bản) của TPQT. vì đối tượng điều chỉnh của TPQT là quan hệ dân sự (quan hệ tài sản, qhệ nhân thân,...) mà thể nhân thì tham gia vào tất cả các qhệ đó của TPQT. Pháp nhân cũng là chủ thể chủ yếu của TPQT nhưng mức độ hạn chế hơn do có 1 số quan hệ pháp nhân o thể tham gia như qhệ HNGĐ.
Trong số các chủ thể của TPQT thì QG là chủ thể được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp (miễn trừ xét xử, thi hành án, tài sản QG ở nước ngoài…). Sở dĩ  QG được hưởng quyền miễn trừ này là xuất phát từ nguyên tắc bình đẵng về chủ quyền của các QG. Quyền miễn trừ này mang tính chất tuyệt đối.
* Phân tích:
Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của QG thể hiện ở các ngtắc tôn trọng chủ quyền QG và bình đẵng chủ quyền giữa các QG. Từ xa xưa các nhà lý luận pháp lý đã thừa nhận ngtắc kẻ ngang quyền này o có quyền lực gì đ/v kẻ ngang quyền kia.
Theo ngtắc này, N2 này or bất kỳ c/quan nào của N2
này o có quyền xét xử N2 # or đại diện of N2 #. bỏ qua ngtắc này sẽ dẫn đến tình trạng chà đạp chủ quyền QG, xúc fạm đến danh dự và phẩm giá of QG.
Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của QG trong lĩnh vực qhệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận rải rác trong các ĐƯQT I là Công ước viên năm 1961 về qhệ ngoại giao. Theo điều 31 của công ước này, những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của công ước thì được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự, dân sự, xử phạt hành chính. Theo logic những người đại diện cho QG được hưởng quyền miễn trừ tư pháp thì đương nhiên bản thân QG cũng là đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. 



Câu 2: SS tiêu chuẩn MT VN với tiêu chuẩn MT TG.
* Giống nhau:
- Tiêu chuẩn MT là gì?
- Đều là quy phạm kỹ thuật mang tính pháp lý.
- Mối liên hệ giữa hvi và hậu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến MT.
- * Khác nhau:
- Ký hiệu của tiêu chuẩn MT VN là TCVN (theo PL VN) còn ký hiệu của tiêu chuẩn MT TG là ISO 14.000 (theo tiêu chuẩn QT).
- Tiêu chuẩn MT VN được XD trên cơ sở của Bộ TNMT còn tiêu chuẩn MT TG được XD bởi các tổ chức QT.  
- Tiêu chuẩn MT VN được XD trên cơ sở dựa vào đặc điểm tình hình KTXH, ý thức của người dân còn tiêu chuẩn MT TG được XD dựa vào mục tiêu bảo vệ MT của cộng đồng QT.  

Câu 3: Anh (chị) hãy phân biệt các loại giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT.
2. Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiểm MT.
3. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn MT.
4. Bản kê khai các hoạt động sx có khả năng ảnh hưởng đến MT.
5. BC đánh giá tác động MT (ĐTM).
6. BC hiện trạng MT QG.
7. QĐ phê chuẩn BC ĐTM.
8. Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn MT.
9. Bản cam kết bảo vệ MT.
Trả lời:
1. Là loại chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2.
3. Đều là văn bản ghi nhận quá trình ĐTM. Đều do chủ thể là chủ các dự án, công trình đã và đang hoạt động sx kinh doanh lập (chủ dự án loại II).
4.
5.
6. Ghi nhận là quá trình đánh giá MT, do Bộ TN lập sau khi có sự BC của từng địa phương gởi đến. Bao gồm 4 phần và trình sang QH phê duyệt.
7,8. Cùng là 1 dạng văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp cho chủ dự án, công trình sau khi thẩm định.
9.

Câu 6: Hãy nêu 1 số tổ chức Qtế quan trọng về môi trường, sinh thái và phát triển bền vững.

Câu 7: Trình bày khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9: Trình bày các quy định của PL trong việc quản lý và bảo vệ động vật rừng quý hiếm.

Câu 10: Trên TG hiện nay có bao nhiêu cấp độ thiếu nước? VN đang ở trong cấp độ thiếu nước nào?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét