Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Tố tụng hình sự



Moân: Luật Tố Tụng Hình Sự

Câu 1: SS bắt bị can, bị cáo với tạm giam?
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự or người đã bị toà án (TA) QĐ đưa ra xét xử.
- Tạm giam là biện pháp ngăn chặn (BPNC) trong TTHS.
* Giống nhau:
- Mục đích: Nhằm phục vụ cho công tác điều tra (ĐT), truy tố (TT), xét xử (XX) và thi hành án (THA).
- Đối tượng : Bị can, bị cáo
- Căn cứ cho phép bắt:
+ Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng (RNT) or đặc biệt nghiệm trọng (ĐBNT).
+ Bị can, bị cáo fạm tội ít nghiêm trọng (INT) or nghiệm trọng (NT) mà BLHS quy định hphạt tù trên 2 năm có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn or cản trở việc ĐT, TT, XX or có thể tiếp tục phạm tội.
- Thẩm quyền ra lệnh tạm giam - lệnh bắt quy định tại khoản 1, điều 80 BLTTHS.
- Thủ tục: Lệnh bắt of người có thẩm quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ, người bị bắt, người bị tạm giam, lý do, nếu lệnh of cơ quan điều tra (CQĐT) thì fải có sự phê chuẩn of viện kiểm sát (VKS) cùng cấp mới thực hiện (điểm d khoản 1 điều 80).
* Khác nhau:
- Đ/v tạm giam tuy đảm bảo 2 căn cứ cho phép bắt như đã nêu ở phần giống nhau nhưng đ/v các đối tượng sau: phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì o được phép áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng BPNC khác, trừ trường hợp đặc biệt.
- Bắt bị can, bị cáo: người thi hành lệnh fải đọc và giải thích lệnh cho người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.   
+ Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cử trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến or khi tiến hành bắt tại nơi người đó làm việc phải có đại diện of cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc và người láng giềng of người bị bắt chứng kiến, o được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp or phạm tội quả tang quy định tại điều 81 – 82 bộ luật này.
+ Tạm giam : Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã phường thị trấn or cơ quan tổ chức nơi người bị giam cư trú, làm việc biết.

Câu 2: So sánh địa vị pháp lý của bị can bị cáo với bị đơn dân sự?
- Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, bị cáo là người đã bị TA đưa ra XX.
- Bị đơn dân sự (BĐDS) là cá nhân, tổ chức mà PL quy định phải chịu trách nhiệm vật chất đ/v thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
* Giống nhau:
Bị can, bị cáo giống với BĐDS là được quyền đưa ra những chứng cứ và những y/c, được tham dự phiên toà, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (THTT), người giám định, người phiên dịch, được quyền khiếu nại QĐ của CQĐT - VKS.
* Khác nhau:
- Bị can, bị cáo duy I là cá nhân còn bị đơn dân sự có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan.
- Về quyền tự bào chữa or nhờ người khác bào chữa, được biết mình bị khởi tố về tội gì, được giao nhận bản sao QĐ khởi tố, QĐ áp dụng BPNC, được giao nhận bản kết luận ĐT và bản cáo trạng.
- Bị cáo được giao nhận QĐ đưa vụ án ra xét xử, được nói lời sau cùng trước khi nghị án, kháng cáo bản án và QĐ của TA.
- Về nghiệp vụ: Bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, TA trong trường hợp vắng mặt o có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải.
- BĐDS là cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự (NĐDS), tự mình thực hiện các quyền về tố tụng or thông qua người đại diện hợp pháp, o được kháng cáo về phần hình phạt, có quyền kháng cáo bản án, QĐ của TA về phần bồi thường thiệt hại, về nghiệp vụ phải đáp ứng các y/c của cơ quan tố tụng, chấp hành QĐ về bồi thường thiệt hại.

Câu 3: SS lời khai của người làm chứng với lời khai người bị hại? Tại sao khi khai người làm chứng không được suy luận?
- Người làm chứng là người biết tình tiết liên quan đến vụ án; lời khai của người làm chứng không thể thay thế được.
- Lời khai của người bị hại là lời khai của người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản; lời khai của người bị hại không thể thay thế được.
* Giống nhau:
- Đều có đặc điểm là o thể thay thế được.
- Đều là phương tiện chứng minh và đều trả lời những câu hỏi đặt ra.
- Đều o được xem là căn cứ chứng minh, nếu lời khai o có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đều trình bày mối quan hệ với bị can - bị cáo, về hình thức là giống nhau.
* Khác nhau:
- Người làm chứng chỉ được khai những gì biết về bị can - bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra, lời khai của người này xuất phát từ nhân viên pháp lý, o cho suy diễn.
-  Người bị hại được nói all chi tiết về vụ án, o bị hạn chế về phạm vi lời khai và khi khai có quyền suy diễn về tội phạm, lời khai của họ có tính chất vừa là quyền vừa là nghĩa vụ.
Với tư cách là người tham gia tố tụng (TGTT) vì nghĩa vụ pháp lý mà o có quyền và lợi ích nào liên quan đến vụ án, người làm chứng TGTT khi có y/c của cơ quan THTT thấy cần thiết phải triệu tập để thông qua lời khai của họ mà khi thẩm phán đưa ra những tình tiết liên quan đến vụ án chính họ là người hiểu biết, chứng kiến về những sự vật, hiện tượng khách quan đó. Trên cơ sở đó với sự đối chiếu thực tế khách quan nhằm làm rõ sự thật khách quan, làm sáng tỏ vụ án.
Chính vì vậy y/c đặt ra ở người làm chứng (phương tiện chứng minh) là đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện và đầy đủ mà o phải có sự tham gia chủ quan của người làm chứng, vì như vậy sẽ dẫn đến chổ phương tiện chứng minh đó o có giá trị chứng minh như là căn cứ.

Câu 4: Nếu xét thấy 1 bản án or QĐ của toà án o đúng PL thì viện kiểm sát phải làm gì?
Nếu xét thấy 1 bản án or QĐ o đúng PL của TA thì VKS sẽ kháng nghị = văn bản những có 1 số điểm cần lưu ý :
1/ Nếu bản án, QĐ chưa có hiệu lực PL mà o đúng PL thì VKS ra kiến nghị = văn bản, khi đã có kiến nghị của VKS đ/v phần nào đó or toàn bộ bản án thì fần ấy or toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành. Trừ trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà TA sơ thẩm QĐ đình chỉ vụ án o kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt o thể là tạm giam or phạt tù giam nhưng cho hưởng án treo or thời hạn phạt tù giam = or ngắn hơn time tạm giam (tức QĐ của TA vẫn được thực hành ngay).
2/ Nếu bản án, QĐ đã có hiệu lực PL mà o đúng PL thì Viện trưởng VKS cấp tỉnh trở lên và Viện trưởng VKS cấp quân khu trở lên theo thẩm quyền đã được quy định trong tố tụng hình sự ra kiến nghị trong thời hạn như sau:
- Việc kiến nghị theo hướng o có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án, QĐ có hiệu lực PL.
- Nếu việc kiến nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì việc kiến nghị có thể được tiến hành bất cứ lúc nào kể cả trường hợp người bị kết án đã chết nhưng cần minh oan cho họ.
- Viện trưởng or phó viện trưởng VKS đã kiến nghị bản án or QĐ nào đã có hiệu lực PL thì có QĐ tạm đình chỉ thi hành bản án or ra QĐ đó.

Câu 5: SS bắt người trong trường hợp khẩn cấp với bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người đang chuẩn bị phạm tội, thực hiện tội phạm RNT, ĐBNT ngay sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn or gây khó khăn cho việc ĐT khám phá tội phạm.
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đang bị khởi tố về hình sự or người đã bị TA QĐ đưa ra XX.  
* Giống nhau: Mục đích nhằm phục vụ ĐT, TT, XX, THA, thủ tục (khoản 2 điều 80 Bộ luật TTHS), căn cứ bị can, bị cáo và thực hiện phạm tội bỏ trốn or gây khó khăn cho QĐ vụ án.
* Khác nhau:
- Đối tượng: Đối tượng của bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bị can, bị cáo còn đối tượng của bắt khẩn cấp là những người chưa bị khởi tố.
- Căn cứ Bắt bị can bị cáo để tạm giam khi bị can, bị cáo phạm tội RNT, ĐBNT còn bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm RNT or ĐBNT.
- Thủ tục: Bắt khẩn cấp về thủ tục là phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền còn bắt bị can bị cáo về mặt thủ tục phải có lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam của người có thẩm quyền, trong trường hợp lệnh bắt của Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT thì phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành (đây là điểm mấu chốt để phân biệt với bắt khẩn cấp).
- Bắt bị can, bị cáo là bị can, bị cáo phạm tội RNT or ĐBNT mà BLHS QĐ khung hình phạt từ trên 2 năm tù trở lên, thẩm quyền ra lệnh là những người được quy định tại khoản 1 điều 80 Bộ luật TTHS, lệnh bắt phải có sự phê chuẩn của VKS.

Câu 6: SS hoạt động thực nghiệm điều tra với đối chất?
- Thực nghiệm điều tra là hoạt động dựng lại hiện trường, diễn lại 1 hvi, 1 sự việc có liên quan đến vụ án nhằm xem xét hiện trường, hành vi sự việc đó có phù hợp với thực tế khách quan hay không.
- Đối chất là hoạt động ĐT áp dụng trong trường hợp có >< trong lời khai 2 hay nhiều người để xác định sự thật.
* Điểm giống : Nhằm xác định những chứng cứ, kết thúc phải lập biên bản như QĐ, đều là hoạt động ĐT.
* Điểm khác:
- Đối chất: Nguyên tắc chỉ được áp dụng đ/v những người TGTT đã có lời khai của họ có những điểm >< với nhau, mục đích của hoạt động. Đối chất tìm ra những nguyên nhân dẫn đến >< và g/q các >< đó, thủ tục trước khi tiến hành điều tra viên hỏi những người tham gia đối chất về quan hệ của họ, sau đó y/c họ trình bày những tình tiết cần làm sáng tỏ, có thể đặt câu hỏi cho từng người về v/đ cần phải xác định thêm hay để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau.
- Hoạt động thực nghiệm điều tra: Nguyên tắc thực nghiệm phải được tiến hành trong hoàn cảnh tương tự như lời khai của người làm chứng, người bị bắt, người bị hại … mới có cơ sở để xác định rằng hvi sự việc, hiện tượng đó có diễn ra hay o và diễn ra như thế nào. Mục đích thu thập chứng cứ mới, kiểm tra những tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong vụ án, kiểm tra và đáng giá các giả thuyết điều tra, phát hiện những nguyên nhân và ĐK phạm tội để đề xuất các biện pháp phòng ngừa, thủ tục tiến hành, ĐT viên tiến hành thực nghiệm ĐT = việc cho dựng lại hiện trường toàn bộ, diễn lại hành vi or các tình tiết khác của 1 sự việc, tiến hành các hoạt động cần thiết. Đo đạc, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, hoạt động thực nghiệm phải có người chứng kiến, cần thiết cho người bị tình nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng tham gia.

Câu 7: SS hoạt động khám xét với hành động khám nghiệm?
- Khám xét là 1 hoạt động ĐT nhằm tìm kiếm dấu vết, tang chứng và những tài liệu đồ vật khác có liên quan đến vụ án.
- Khám nghiệm hiện trường là hoạt động ĐT trực tiếp tại hiện trường nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng để làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đ/v vụ án.
* Giống nhau: Đều là hoạt động ĐT, tìm kiếm và phát hiện dấu vết liên quan đến vụ án, kết thúc phải lập biên bản và thông qua QĐ.
* Khác nhau:
- Khám xét : quy định tại điều 140, 145, 148, BLTTHS.
- Căn cứ khám xét : Những tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra, xác minh cho phép nhận định trong người, chổ ở, địa điểm . .. của 1 người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có or đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
- Thẩm quyền ra lệnh: Trong mọi trường hợp những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam quy định tại k1 Đ80 BLTTHS. Trong trường hợp o thể trì hoãn. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp được quy định tại khoản 2 điều 81 BLTTHS.
- Thủ tục chung phải có lệnh của người có thẩm quyền, phải có người chứng kiến với những y/c theo QĐ của điều 100, 117 BLTTHS. Trước khi khám, y/c đương sự tự nguyện đưa ra đồ vật liên quan đến vụ án.
- Trình tự: Sau khi đột nhập vào nơi cần khám xét, ĐT viên phải kiểm tra lại, xác minh đối tượng cần khám xét, giới thiệu đoàn khám xét, đọc lệnh khám xét, đọc xong đưa cho đương sự xem lệnh đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ, y/c đương sự đưa ra đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám theo kế hoạch đã vạch ra.
- Khám nghiệm hiện trường: Thời gian có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án.
- Tại hiện trường vụ án (địa điểm) lực lượng khám nghiệm hiện trường.

Câu 8: SS người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi cho đương sự?
- Người bào chữa là người được bị can - bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn or do cơ quan THTT y/c cử đến để bảo vệ quyền lợi cho bị can - bị cáo.
- Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người được các đương sự chọn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
* Giống nhau:
- Về quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch, khiếu nại các QĐ của cơ quan THTT. Đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết khi kết thúc ĐT. Đưa ra chứng cứ và y/c.
- Về nghiệp vụ: Giúp về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sử dụng mọi biện pháp do PL QĐ.
* Khác nhau:
- Người bào chữa: TGTT từ khi khởi tố bị can or khi kết thúc ĐT. Có mặt khi hỏi cung và những hoạt động ĐT. Kháng cáo bản án và QĐ của TA theo quy định tại điểm k khoản 2 điều 58. Gặp bị can - bị cáo đang bị tạm giam, tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên toà.
+ Về nghiệp vụ: o được từ chối bào chữa nếu o có lý do chính đáng. Khi được tiết lộ bí mật mà mình biết.
- Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự TGTT từ khi khởi tố. Có mặt khi cơ quan THTT lấy lời khai của người mà mình bảo vệ, nếu đương sự là người chưa thành niên or có nhược điểm về thể chất hay tinh thần. Kháng cáo phần bản án or QĐ của TA có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Câu 9: SS hỏi cung bị can với lấy lời khai người làm chứng?
- Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can.
- Lấy lời khai của người làm chứng là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do người làm chứng đưa ra góp phần g/q vụ án hình sự.
* Giống nhau:
- Thu thập những thông tin có liên quan đến vụ án.
- Địa điểm nơi tiến hành điều tra, chổ ở, chổ làm việc, học tập . . . kiểm tra lại coi có đúng là bị can, là người cần gặp.
- Trình tự: Điều tra viên tự giới thiệu về mình, giải thích về quyền và nghĩa vụ, thiết lập sự tiếp xúc tâm lý, lập biên bản, đọc lại biên bản, ký xác nhận biên bản.
* Khác nhau:
- Hỏi cung bị can :
+ Time: Ngay sau khi có QĐ khởi tố bị can. o hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp o thể trì hoản.
+ Thủ tục: Bị can tại ngoại gởi giấy triệu tập cho chính quyền; bị can đang bị tạm giam thì thông qua ban giám thị trại giam; bị can có thể bị áp giải.
+ Trình tự: Y/c bị can ngồi vào nơi đã chuẩn bị; đọc QĐ khởi tố bị can; hỏi bị can theo nội dung đã dự liệu trong bản kế hoạch đã chuẩn bị trước đó và sau đó có thể cho bị can viết bản tự khai. Nếu cuộc hỏi cung được ghi âm thì cần tuân thủ theo QĐ của đoạn 2 khoản2 điều 132 BLTTHS.
- Lấy lời khai người làm chứng:
+ Thời gian: xuất phát từ tính chất, số lượng thông tin liên quan đến vụ án mà người làm chứng biết được. Tình trạng sức khoẻ của người làm chứng. Thuận lợi cho việc đi lại, làm việc, nghỉ ngơi của người làm chứng.
+ Thủ tục: Giao trực tiếp cho người làm chứng or thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn or cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú or làm việc. Nếu người làm chứng chưa đủ 16 tuổi thì giấy triệu tập giao cho cha mẹ or người đại diện hợp pháp của họ.
+ Trình tự: Đề nghị người làm chứng có trách nhiệm giúp đỡ CQĐT làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Xác định mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can - bị hại. Đề nghị người làm chứng tự khai báo (kể lại or viết lại) những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt ra câu hỏi cho người làm chứng trả lời.

Câu 10: if xét thấy 1 QĐ khởi tố or o khởi tố vụ án hình sự là o có căn cứ thì VKS fải làm gì?
BLTTHS đã quy định trách nhiệm của VKS phải đảm bảo việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và biện pháp nếu xét thấy QĐ khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, đơn vị bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm o có căn cứ thì VKS ra QĐ huỷ bỏ QĐ đó, khi đã có QĐ huỷ của VKS thì o được mở cuộc điều tra đ/v vụ án nữa, như vậy VKS có trách nhiệm o được để xảy ra tình trạng khởi tố tràn lan rồi dẫn đến việc làm oan sai người vô tội. Ngược lại nếu xét thấy QĐ o khởi tố vụ án hình sự của cơ quan kể trên là o có căn cứ thì VKS hủy bỏ QĐ đó và ra QĐ khởi tố vụ án hình sự.
QĐ này được chuyển đến CQĐT vụ án đã xảy ra. PL quy định cho VKS có quyền cũng chính là giao cho VKS bảo đãm không để lọt tội phạm, chóng lại hiện tượng nể nang, bao che hay vì mục đích nào đó mà bỏ qua sự việc phạm tội.
Những quy định trên không áp dụng đ/v QĐ khởi tố vụ án hình sự của toà án, nếu xét thấy QĐ khởi tố vụ án không có căn cứ thì VKS có quyền kiến nghị lên tòa án cấp trên.

Câu 11: Hãy cho 1 vài VD mà VKS thực hiện để khắc phục ngay việc làm trái PL được phát hiện trong công tác điều tra?
VD1: Nếu phát hiện ĐTV bức cung or dùng nhục hình đ/v bị cáo thì VKS phải can thiệp để chấm dứt ngay việc bức cung, nhục hình đó và nếu xét thấy cần phải truy tố trước toà v/v ĐTV phạm tội theo điều . . . mà BLHS quy định thì y/c CQĐT lập hồ sơ.
VD2: BLTTHS quy định o hỏi cung vào ban đêm trừ trường hợp o thể trì hoản được nhưng fải ghi rõ vào biên bản, vậy nếu thấy ĐTV hỏi cung vào ban đêm mà o có lý do theo luật định thì VKS buộc ĐTV phải đình chỉ việc hỏi cung vào ban đêm.
VD3: Nếu thấy bị cáo là phụ nữ có thai or trong thời kỳ nuôi con dưới 12 tháng, là người già yếu or người bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng (trừ trường hợp đặc biệt) đang bị tạm giam thì VKS ra QĐ thay đổi biện pháp tạm giam = biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú hay bảo lĩnh.

Câu 12: Cho phép tạm giam trong thời hạn nào? Ai có quyền ra lệnh tạm giam và được phép gia hạn tạm giam bao lâu?
- Thời gian tạm giam để điều tra o quá 2 tháng đ/v tội INT, o quá 4 tháng đ/v tội RNT và ĐBNT.
- Gia hạn: Trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra thì CQĐT phải làm văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra như sau:
+ Đ/v tội INT được gia hạn điều tra 1 lần không quá 2 tháng.
+ Đ/v tội nghiêm trọng được gia hạn điều tra 2 lần: lần 1 o quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng.
+ Đ/v tội RNT được gia hạn điều tra 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
+ Đ/v tội ĐBNT được gia hạn 3 lần mỗi lần không quá 4 tháng.
- Thẩm quyền:
+ Đ/v tội INT: VTVKS huyện có quyền gia hạn trừ trường hợp vụ án được thụ lý đtra ở cấp tỉnh.
+ Đ/v tội nghiêm trọng: VTVKS cấp huyện gia hạn 1 lần, VTVKS cấp tỉnh được gia hạn 2 lần. Trường hợp vụ án được thụ lý tại cấp tỉnh thì được quyền gia hạn lần 1, 2 không quá 5 tháng.
+ Đ/v tội RNT VTVKS cấp tỉnh được gia hạn không quá 8 tháng.
+ Đ/v tội ĐBNT VTVKS cấp tỉnh gia hạn được 2 lần; VTVKSTC và VTVKSQSTW gia hạn lần 3.  Trường hợp vụ án được thụ lý tại cấp TW thì QĐ gia hạn thuộc về VTVKSTC và VTVKSQSTW.
+ Đ/v tội ĐBNT mà thời gian gia hạn đã hết mà không kết thúc do tính chất phức tạp của vụ án thì VTVKSTC có thể gia hạn thêm 1 lần không quá 4 tháng.
+ Đ/v tội xâm phạm ANQG, VTVKSTC có quyền gia hạn thêm khi hết thời hạn điều tra nếu không chứng minh được bị cáo đã thực hiện tội phạm thì CQĐT phải ra QĐ đình chỉ điều tra.

Câu 13: Khi nói xét xử sơ thẩm phải xét xử trực tiếp, liên tục là thế nào?
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong công tác xét xử.
- XX trực tiếp: là fải hỏi và nghe trực tiếp bị cáo, người làm chứng (if người làm chứng vắng mặt nhưng đã có lời khai trước CQĐT thì chủ tọa fúc thẩm công bố những lời khai đó. if người làm chứng về những v/đ quan trọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp HĐXX QĐ hoãn hay vẫn tiến hành XX).
+ Người giám định khi được toà án triệu tập (nếu người giám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp HĐXX QĐ hoãn hay vẫn tiến hành xét xử).
+ Các bên khác TGTT (nếu 1 người TGTT vắng mặt thì tuỳ trường hợp HĐXX QĐ hoãn hay vẫn tiến hành xét xử). Xem xét trực tiếp các căn cứ tại phiên toà (bị cáo chỉ căn cứ vào những căn cứ đã được xem xét tại phiên toà)
+ Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà nếu người bào chữa vắng mặt nhưng có gởi trước bản báo cáo thì toà án vẫn mở phiên tòa xét xử.
+ Nhưng trong các trường hợp sau đây người bào chữa vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa (bị cáo bị truy tố về 1 tội mà khung hình phạt ở mức cao là tử hình, bị cáo chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất lẫn tâm thần).
- XX liên tục: là phiên toà o được cắt quãng trừ trường hợp nghỉ giải lao, if fiên toà XX trong nhiều ngày thì chỉ nghỉ đêm, nghỉ lễ chứ o được gián đoạn trong nhiều ngày rồi mở lại fiên toà, quy định như vậy là để tránh trong thời gian gián đoạn sẽ có nhiều yếu tố làm tác động, sai lệch việc XX.

Câu 14: Ai phải chứng minh tội phạm.
Đây là 1 v/đ rất quan trọng trong BLTTHS quy định rõ trách nhiệm chứng minh (CM) tội phạm thuộc về cơ quan THTT; bị can, bị cáo có quyền nhưng o buộc CM là mình vô tội, nghĩa là trách nhiệm đưa ra chứng cứ.
VD: A bị buộc tội giết người, người buộc tội phải đưa ra đủ chứng cứ để CM là A giết người.
Bộ luật của ta quy định rất rõ về việc CM phạm tội, nói cách # là việc đưa ra đủ chứng cứ về tội phạm là thuộc về trách nhiệm bên buộc tội.
Người dân có quyền nhưng o phải CM là mình vô tội, các cơ quan THTT là CQĐT, VKS, TA; cũng có khi bên buộc tội là 1 cá nhân vì theo điều 88 thì khởi tố vụ án theo y/c của bị hại. Điều 105 cho phép những vụ án thuộc về các tội phạm được quy định tại điều 104, 105, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131,171 chỉ được khởi tố khi có y/c của người bị hại.
 
Câu 15 : Tại sao TA o được sửa bản án hoặc QĐ khi tái thẩm ?
Tố tụng là việc xét lại bản án hoặc QĐ đã có hiệu lực PL nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, QĐ mà TA o biết được khi bản án QĐ đó vì :
+ Khi XX tái thẩm HĐXX phải xem xét các chứng cứ được xem là tình tiết mới được phát hiện mà ở giai đoạn XX sơ thẩm, phúc thẩm hay GĐ thẩm, TA đã căn cứ vào kết luận o đúng của ĐT viên, KSV, thẩm phán, hội thẩm nhân dân dẫn tới việc ra 1 bản án sai o có tính căn cứ và tính hợp pháp.
Mặt khác HĐXX tái thẩm chỉ có nhiệm vụ CM những tình tiết mới để phủ nhận toàn bộ kết quả XX vụ án mà o có chức năng ĐT. Mục đích của hoạt động XX tại phiên tòa bị hạn chế bởi các quy định trình tự xem xét, phiên tòa chỉ xem xét theo nguyên tắc rút gọn, vì vậy chỉ dừng lại trên kết luận có tình tiết mới hay o và ảnh hưởng của nó. Chính vì vậy HĐXX o có ĐK để sửa bản án hoặc QĐ, chỉ được quyền công nhận bản án QĐ đúng hay sai để bác hoặc hủy.

Câu 16 : So sánh tạm đình chỉ thi hành án phạt tù với hoãn thi hành án phạt tù ?
* Giống :
- Về căn cứ :
+ Người bị kết án bị ốm nặng, PN có thai hoặc mới sinh đẻ, người lao động duy I trong gia đình, nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (trường hợp này o áp dụng đ/v phần tử nguy hiểm cho XH hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG hoặc tội nghiêm trọng khác).
+ Quân nhân bị kết án về tội INT, do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu được người chỉ huy cấp trung đoàn trở lên đề nghị.
- Về cách tính thời gian : Thời gian hoãn tạm đình chỉ o được tính vào time chấp hành hình phạt.
- Về quản lý theo dõi người bị kết án được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt được giao cho cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý.
* Khác :
- Về đối tượng : hoãn chấp hành hình phạt tù chỉ áp dụng đ/v người bị kết án đang được tại ngoại.
Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù được áp dụng đ/v người đang được chấp hành hình phạt tù. Tuyệt đối không được tạm đình chỉ đối với phần tử nguy hiểm cho XH, bất cứ trường hợp nào.
- Về thẩm quyền :
Hoãn thi hành án phạt tù do Chánh án TA theo đề nghị của VKS, cơ quan CA hoặc người bị kết án.
Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù thuộc về Chánh án TA đã ra QĐ thi hành án theo đề nghị của Ban giám thị trại giam hoặc của viện kiểm sát.
- Về thời gian :
Hoãn tối đa không quá 01 năm
Tạm đình chỉ : theo từng trường hợp cụ thể luật định.

Câu 17 : so sánh kháng cáo kháng nghị với phúc thẩm
* Giống :
Đ/tượng của quyền kh/cáo, kh/nghị và phúc thẩm là việc đề nghị, xem xét lại những bản án và QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực PL nhằm xem lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của đối tượng này.
* Khác :
Về chủ thể :
+ Kh/cáo là bị cáo, người BC, người BH, NĐDS, BĐDS, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
+ Kh/nghị và viện kiểm sát cùng cấp viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
- Về thời hạn và thủ tục :
+Kh/cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm bằng đơn, miệng, gởi TA sơ thẩm, phúc thẩm.
+ VKS kiến nghị VKS cùng cấp là 15 ngày. VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án bằng văn bản, chỉ gửi TA sơ thẩm.
+ Phúc thẩm thời hạn xét xử là 60 ngày đ/v cấp tỉnh, 90 ngày đ/v TANDTC.

Câu 18 : So sánh quyền hạn xét xử phiên tòa và giám đốc thẩm
* Giống :
- Quyền y án : sơ thẩm đã có hiệu lực PL, phúc thẩm hoặc sơ thẩm chưa có hiệu lực PL.
- Quyền sửa bản án theo hướng nhẹ hơn như : miễn giảm, TNHS về tội danh, về hình phạt, giảm mức bồi thường thiệt hại theo hướng nặng hơn chỉ khi có kiến nghị của VKS có kháng cáo của người bảo hộ theo hướng nặng hơn.
- Quyền huỷ bản án : để điều tra lại, xét xử lại hoặc hủy để đình chỉ vụ án.
* Khác :
- Về đối tượng :
+ Xét xử phúc thẩm là những bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị kh/cáo, kh/nghị.
+ G/đốc thẩm là việc xét lại  những bản án đã có h/lực PL bị kh/nghị.
- Về thủ tục :
+ Phiên tòa bằng 1 Hội đồng xét xử (3 thẩm phán) cần thiết có 2 hội thẩm nhân dân xử công khai.
+ GĐ thẩm o xử công khai bởi hội đồng giám định thuộc UB thẩm phán, TAND cấp tỉnh hoặc TA hình sự TANDTC.

Câu 19 : so sánh những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa 
* Giống :
- Về kết luận phiên tòa : người vi phạm nội quy phiên tòa sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bắt giữ ngay.
- Về việc ra các bản án và QĐ của TA bản án fải thông qua tại phòng nghị án và viết thành văn bản.
- Về biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các câu hỏi, câu trả lời, mọi diễn biến phiên tòa.
* Khác :
- Về thành phần hội đồng xét xử
+ Sơ thẩm : 2 hội thẩm + 1 thẩm phán (nếu phức tạp 2 thẩm phán + 3 hội thẩm)
+ Phúc thẩm : 3 thẩm phán (cần thiết có thêm 2 hội thẩm)
+ GĐ thẩm : nếu do tòa hình sự, TA tối cao, TA quân sự TW, có 3 thẩm phán, nếu do UB thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán thì phải chiếm 2/3 tổng số các thành viên.
- Những người cần có mặt tại phiên tòa :
+ Sơ thẩm : VKS, bị cáo, người bào chữa, người bảo hộ, người kh/cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến kh/cáo. Đ/v những người khác (người o kh/cáo, người o bị kh/cáo, kh/nghị, làm chứng, giám định...) nếu lời khai của họ ở cấp sơ thẩm rõ thì o cần có mặt.
+ GĐ thẩm : đại diện VKS phải là viện trưởng hoặc kiểm sát viên được viện trưởng ủy quyền và những người # (tùy theo từng vụ án mà tòa triệu tập họ, kể cả những người liên quan đến kh/nghị).
- Về những qui định chung :
+ Sơ thẩm : xét xử trực tiếp liên tục bằng lời nói
+ Phúc thẩm : xét xử trong thời hạn luật định
+ Giám đốc thẩm : khg th/hiện ng/tắc xét xử trực tiếp liên tục.

Câu 20 : So sánh địa vị pháp lý của bị can bị cáo ?
- Bị can là người bị khởi tố về hình sự
- Bị cáo là người bị TA QĐ đưa ra xét xử
* Giống :
+ Về chủ thể : cùng 01 người thực tế, con người cụ thể
+ Về quyền : là người có liên quan đến vụ án, quyền trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ, tự bào chữa, y/c về những v/đ có liên quan để bảo vệ q/lợi, q/kh nại các QĐ của các cơ quan THTT, quyền được bảo vệ tài sản và nhân thân khi cần thiết. Quyền xin thay đổi người THTT, quyền được xem QĐ giám định kết luận, quyền mời người bào chữa, quyền tham gia phiên tòa, quyền tranh luận tại phiên tòa và được quyền nói lời nói sau cùng tại phiên tòa.
+ Về nghĩa vụ : đều phải chịu sự giám định pháp y khi cần thiết, đều có nghĩa vụ chấp hành nội quy phiên tòa, phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, có thể bị áp giải.
* Khác :
- Theo tên pháp lý trên cùng 01 chủ thể có hành vi phạm tội ở chổ :
+ Bị can : người bị kh/tố về HS trong q/trình điều tra đến khi kết thúc điều tra.
+ Bị cáo : sẽ trở thành bị cáo khi kết thúc gi/đoạn điều tra và đến khi TA ra QĐ đưa vụ án ra xét xử, thời điểm quy định này có hiệu lực thì bị can trở thành bị cáo.

Câu 21 : So sánh bắt quả tang - bắt khẩn cấp ?
1. Giống : đều là những BPNC bắt người nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ cho rằng bị can - bị cáo gây khó khăn cho hoạt động tố tụng (hoặc sẽ tiếp tục phạm tội), không cần phê chuẩn trước của VKS. Đối tượng chưa bị khởi tố.
2. Khác :
- Bắt khẩn cấp : là trường hợp bắt người khi họ đang chuẩn bị thực hiện 1 tội phạm nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn cản trở việc ĐT, khám phá t/phạm. Chỉ có CQĐT có quyền bắt khẩn cấp (VKS, TA không có quyền này). T/gia bắt cả ban đêm, ban ngày.
- Bắt quả tang : là việc bắt người khi người đó đang thể hiện t/phạmbị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kỳ công dân nào cũng có quyền bắt trong tr/hợp này và không cần lệnh của bất kỳ ai và công dân thực hiện bắt người phải giải đến CQ CA gần I.

Câu 22 : SS lời khai of bị can - bị cáo & lời khai của người bị tạm giữ ?
1. Giống : đều là phương tiện chứng minh để làm rõ đ/tượng chứng minh của vụ án
2. Khác : lời khai của người bị tạm giữ là lời trình bày của người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang (đã có QĐ tạm giữ nhưng chưa bị k/tố) về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện tội phạm)
Người bị tạm giữ có thể được hỏi cung với tư cách là bị can-bị cáo và với tư cách là người làm chứng (nếu không XD, Kluận được là họ có l/quan đến việc th/hiện t.phạm)
Lời khai của bị can - bị cáo là lời trình bày of người đã bị khởi tố về HS hoặc bị TA QĐ đưa ra XX.
Lời khai của bị can - bị cáo trên cơ sở QĐ khởi tố (cáo trạng)
Có quyền chối tội và nhận tội đều cần ghi nhận xem xét thận trọng.

Câu 23 : SS tạm giữ - tạm giam ?
1.Giống : đều là BPNC cụ thể a/dụng đ/v những người bị bắt trong những tr/hợp cần thiết, luật định nhằm tạo thuận lợi cho việc g/q vụ án HS.
Người có quyền bắt ở trường hợp nào thì có quyền ra lệnh tạm giữ, tạm giam tương ứng với từng trường hợp.
2/ Điểm khác:
- Tạm giữ là BPNC áp dụng đ/v những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang. Đối tượng bắt tạm giữ là người chưa bị khởi tố.
- Cấp xã, phường o có quyền giữ người. Tạm giữ phải có lệnh và trong vòng 24 giờ phải gởi đến VKS cùng cấp để VKS thực hiện quyền kiểm sát tạm giữ. Thời hạn tạm giữ là 3 ngày và có quyền gia hạn tối đa 2 lần, tức tổng thời gian tạm giữ là 9 ngày. Gia hạn tạm giữ phải được VKS phê chuẩn trước.
- Tạm giam là BPNC do CQĐT – VKS - TA áp dụng đ/v bị can - bị cáo với XH trong th/gian I định, tạo đk thuận lợi cho việc g/q vụ án. Đây là b/pháp nghiêm khắc I. Trường hợp t/giam bị can - bị cáo phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng (hvi của Bị can, bị cáo ... ttiết tăng nặng định khung hoặc có nhiều ttiết tăng nặng, phạm tội trong trường hợp mà hình phạt tù trên 1 năm mà khung h/phạt mà họ phạm tội). Người có quyền ra lệnh bắt để tgiam thì có quyền ra lệnh.
Thẩm phán o có quyền ra lệnh bắt giam, khi t/giam phải thbáo cho gi/đình, cquan của t/chức bị can - bị cáo, chính quyền địa phương biết. Th/hạn tạm giam là 2 tháng (tội INT), 4 tháng (tội NT), gia hạn nhưng tổng số thời gian đ/v tội INT o quá 4 tháng, NT o quá 12 tháng.

Câu 24: SS khám người & khám chổ ở ?
+ Giống nhau :
- Về căn cứ khám : Tiến hành khám khi có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở của 1 người có công cụ, phương tiện phạm tội đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu # có l/quan đến vụ án.
- Về thẩm quyền ra lệnh khám : những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quyền ra lệnh khám xét trong mọi tr/hợp. Thông thường đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành khám xét; Tr/hợp khám xét khẩn cấp thì sau đó trong th/hạn 24h phải báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp; Tr/hợp khẩn cấp có thể khám vào ban đêm
- Về thủ tục khám : trước khi khám (người, chổ ở) điều tra viên phải ng/cứu kỹ hồ sơ vụ án để lập kế hoạch khám xét, chuẩn bị ph/tiện nơi cần khám xét, định thờigian địa điểm khám, mời người làm chứng, phải nộp biên bản.
+ Khác nhau :
Về thủ tục : khám người phải do người cùng giới tính thực hiện khám xét, tiến hành nơi kín đáo, tôn trọng nhân phẩm người bị khám, người cùng giới chứng kiến.
Khám chổ ở phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gi/đình họ, có đại diện chính quyền cơ sở và người chính kiến. Trường hợp cần thiết chỉ cần có đại diện chính quyền và 2 người láng giềng làm chứng.

Câu 25 : SS khám người & xem xét dấu vết trên thân thể :
* Giống nhau : 
- Về thẩm quyền ra lệnh khám xét : Tr/hợp bình thường thì người có quyền ra lệnh bắt t/giam có quyền ra lệnh khám xét. Trường hợp khám xét không thể trì hoãn được thì người có quyền ra lệnh bắt kh/cấp, có quyền ra lệnh khám xét và khám trong phải báo cho VKS trong 24h.
- Về thủ tục : phải có người cùng giới chứng kiến, người cùng giới tiến hành, địa điểm kín đáo. Phải đảm bảo tôn trọng danh dự, nhân phẩm người bị khám xét.
* Khác nhau :
- về đối tượng : về căn cứ : khám người là có CC cho rằng trong người đó có chứa tài liệu, công cụ phương tiện phạm tội.
Xem xét dấu vết trên thân thể, đ/tượng của xem xét là những người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng.

Câu 26 : Tại sao TA không kiến nghị theo thủ tục tái thẩm ?
Tố tụng là việc xét lại bản án hoặc QĐ có hiệu lực PL, nhưng bị kh/nghị và có t/tiết mới đang phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án QĐ mà tòa án không biết được khi ra bản án, QĐ đó. Vì:
- Sau khi có thông tin về tình tiết mới, muốn kháng nghị tái thẩm cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động chứng minh bằng các hoạt động điều tra để khẳng định có tình tiết mới, khả năng này chỉ hạn chế đ/v 1 số cơ quan, chỉ có VKS mới có quyền kháng nghị cụ thể là VT VKS.
- Do TA là cơ quan XX o có chức năng ĐT, xác minh chứng cứ việc kh/nghị tái thẩm cần phải ĐT, xác minh chứng cứ và chức năng thuộc về cơ quan VKS nên TA o có quyền kh/nghị theo thủ tục tái thẩm.

Câu 27 : SS địa vị pháp lý của người bào chữa và người bảo vệ q/lợi của dân sự ?
- Người bào chữa là người tham gia tố tụng nhằm giúp gở tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của họ.
- Người bảo vệ q/lợi dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ q/lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi & nghĩa vụ có liên quan đến vụ án.
* Giống : đều là người th/gia THTT có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án, quyền th/hiện TGTT từ khi khởi tố bị can, khởi tố vụ án được đọc hồ sơ, ghi chép sau khi đã kết thúc ĐT, đưa ra chứng cứ y/c thay đổi thành phần THTT, quyền kháng cáo bản án, QĐ của TA theo luật định và các QĐ của CQĐT, VKS, quyền tham gia phiên tòa XX, trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hướng g/q, tranh luận, quyền áp dụng các biện pháp luật định để làm rõ sự thật vụ án, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người mà họ bào chữa & bảo vệ, đồng thời bảo vệ công lý và pháp chế XHCN, quyền gặp bị can, bị cáo, gặp đương sự là người chưa thành niên, bị nhược điểm về thể chất, tâm thần.
* Khác : Người bào chữa là người th/gia tố tụng với trách nhiệm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (là luật sư bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo).
Người bảo vệ q/lợi của dân sự là người TGTT bảo vệ quyền lợi của người bị hại, NĐDS, BĐDS, người có quyền & nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Câu 28 : SS biện pháp bắt bị can, bị cáo bị tạm giam với bắt người trong trường hợp khẩn cấp ?
* Giống :
- Đều là biện pháp ngăn chặn, giống nhau về căn cứ bắt lần thứ 2
- Về thủ tục bắt như :
+ Đọc lệnh cho người bị bắt
+ Có người chứng kiến
+ Có quyền tước vũ khí người bị bắt, lập biên bản
* Khác :
- Đối tượng bắt : bắt tạm giam đ/với người đã bị khởi tố hoặc đã bị các QĐ đưa ra XX còn bắt khẩn cấp đ/với người chưa bị kh/tố.
- Căn cứ bắt :
+ Bắt tạm giam : áp dụng CC 3, 4
+ Bắt khẩn cấp : áp dụng CC 1
- Những trường hợp bắt :
+ Bắt tạm giam : CC2, trường hợp bộ luật HS quy định mức phạt tù cao I trên 1 năm tù.
+ Bắt khẩn cấp : CC3, đây là trường hợp c/quan có th/quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người th/hiện tội phạm, nhưng qua việc phát hiện dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chổ của người đó nghi th/hiện tội phạm, ngăn chặn bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
- Những c/quan có quyền ra lệnh bắt :
+ Bắt tạm giam : cơ quan điều tra, VKS, TA
+ Bắt khẩn cấp : chỉ có cơ quan điều tra.
- Thủ tục :
+ Bắt tạm giam : lệnh của cơ quan điều tra phải có sự phê chuẩn trước của VKS, không được bắt vào ban đêm.
+ Bắt khẩn cấp : không cần phải có sự phê chuẩn của VKS, được quyền bắt bất cứ lúc nào.
- Những việc cần làm sau khi bắt khẩn cấp.
+ Phải báo ngay cho VKS.

Câu 29: khi nào 1 người bị coi là có tội ?
Luật TTHS quy định 1 ng/tắc quan trọng là "o ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của TA đã có h/lực PL".
Nếu CC bắt 1 người hoặc khởi tố 1 người mà đã coi người đó là có tội rồi thì mọi giai đoạn TT được quy định trong bộ luật này là vô ích. Nó phủ định sự cần thiết của công tác điều tra, nó làm giảm trách nhiệm của những người, những c/quan có trách nhiệm tìm ra tội phạm, nó có thể dẫn tới nhiều việc làm trái PL, XX oan sai người vô tội.
Để xử đúng người, đúng tội, đúng PL, BLTTHS đã quy định trình tự 1 loạt thủ tục phải tuân theo. Mọi người chúng ta cần nhận thức 1 cách nghiêm túc rằng bắt 1 người, giam 1 người chưa có nghĩa là người đó đã có tội, vì VKS khi xem xét hồ sơ có thể QĐ truy tố hoặc o truy tố, khi đã truy tố rồi cũng chưa có nghĩa là người có tội vì khi đưa ra XX TA có thể tha bổng ngay sau khi TA sơ thẩm XX và kết án rồi cũng chưa có nghĩa là người đó có tội. Vì người đó có quyền kháng cáo và TA phúc thẩm có thể y án nhưng cũng có thể là huỷ án chỉ khi nào bản án có hiệu lực PL, tức là o bị khg cáo, khg nghị nữa thì mới có thể coi người đó là có tội và phải chịu hình phạt.

Câu 30 : SS ngtắc mọi công dân đều bình đẳng trước PL (ngtắc 1) & ngtắc bình đẳng trước TA (ngtắc 2)
* Giống :
Đều nhằm mục đích xác định sự thật của vụ án.
Về ý nghĩa : đều thể hiện tính ưu việt của pháp chế XHCN
* Khác :
Ngtắc 1: Áp dụng đ/với mọi người khi tham gia tố tụng, bất kể người đó là ai.
Ngtắc 2 : Đối với VKS và những người tham gia tố tụng có quyền & lợi ích PL liên quan.
- Về vi phạm :  + Ngtắc 1 : được th/hiện trong tất cả các giđoạn tố tụng
                                    + Ngtắc 2 : chỉ khi XX
- Về đối tượng bình đẳng.
Ngtắc 1 : trước PL
Ngtắc 2 : trước TA HĐXX
- Về nội dung quyền bình đẳng :
Ngtắc 1 : khg phân biệt ai, phạm tội là bị xử lý
Ngtắc 2 : bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu & đưa ra trước TA.

Câu 31 : Nếu CQĐT khởi tố vụ án HS o đúng PL thì cquan nào có quyền ktra gisát? và cquan đó phải làm gì ?
BLTTHS đã giao nh/vụ này cho VKS nhưng phải bảo đảm việc khởi tố vụ án HS có CC & hợp pháp.
Như CQĐT hoặc đ/vị BĐBP, cơ quan hải quan, CQKL ra QĐ khởi tố nhưng VKS xét thấy o có CC thì VKS ra QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố đó. Ngược lại có khi các cquan nói trên ra QĐ o khởi tố vụ án nhưng VKS lại xét thấy có đủ CC để khởi tố vụ án đó thì VKS hủy bỏ QĐ o khởi tố vụ án & ra QĐ khởi tố vụ án.
Có khi TA ra QĐ khởi tố nhưng VKS xét thấy QĐ khởi tố của TA là o có CC thì VKS kiến nghị lên TA cấp trên.
Có trường hợp VKS QĐ khg khởi tố vụ án thì MT, các tổ chức XH hoặc cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm đó có thể khiếu nại với VKS cấp trên về QĐ khg khởi tố của VKS cấp dưới.

Câu 32 : khi nào được truy tố :
Luật tổ chức VKS.ND & BLTTHS QĐ truy tố bị can trước TA là quyền của VKS trước NN & nhân dân. Khi QĐ truy tố VKS phải xem xét 1 cách kỷ lưỡng o bỏ lọt tội phạm, song cũng o làm oan người vô tội, VKS chỉ truy tố 1 bị can nào đó trước TA nếu thấy có đủ chứng cứ chứng minh hành vi của họ đã cấu thành 1 tội phạm được q/định trong BLHS, VKS quy định truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng.
Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm, thủ đoạn mục đích, hậu quả, những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nhân thân của bị can & mọi tình tiết khác đ/với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản bộ luật HS được áp dụng ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng, họ tên chức vụ người ký.
CC vào d.142 khoản 3 trong hạn 3 ngày kể từ khi ra QĐ truy tố, VKS gửi hồ sơ & QĐ truy tố đến TA. Bị can được giao nhận bản cáo trạng sau khi VKS QĐ truy tố.

Câu 33 : 1 lệnh khám nhà hay khám người như thế nào mới là đúng PL?
Theo luật định, điều kiện trước tiên I phải có của 1 lệnh khám nhà hoặc khám người là phải có lệnh viết trên bản hoặc đánh máy sẵn, có điền đầy đủ mọi mục, mọi chi tiết và do người có thẩm quyền ra lệnh ký tên ghi rõ họ tên, chức vụ người ra lệnh và đóng dấu.
Lệnh khám nhà hay khám người của trưởng, phó CA cấp huyện thủ (phó) thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh & cấp QK trở lên phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước rồi mới đưa ra thực hành.
Trong trường hợp khg thể trì hoãn thì những người có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong những trường hợp khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh khám nhà & đem lệnh đó ra thực hành ngay mà khg cần có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp nhưng sau khi khám xong trong thời hạn 24giờ người ra lệnh phải BC bằng VB cho VKS cùng cấp biết.
Điều 117 BLTTHS còn quy định khi bắt đầu khám người phải đọc lệnh khám & đưa cho đ/s đọc lệnh khám đó, giải thích cho đ/s và những người có mặt biết quyền, nghĩa vụ của họ.
Điều 118 khi khám chỗ ở, địa điểm, chổ làm việc phải có mặt người làm chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ có đại diện chi/quyền cấp xã và người láng giềng chứng kiến trong trường hợp đ/s & người trong gi/đình cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét khg thể trì hoãn thì phải có đại diện ch/quyền & 2 người láng giềng chứng kiến.
Luật còn quy định o được khám chổ ở vào ban đêm trừ trường hợp khg thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Phần bài tập
______

Bài 1: Hồi 15 giờ ngày 15/10/02 NVA điều khiển xe ô tô biển số 80H - 1357 của công ty khai thác đá HN chạy trên đường quốc lộ 1A. Khi xe ô tô đến vị trí km số 300 + 500 thì vượt trái phép đâm vào xe ô tô đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều biển số 90A - 7896 của công ty XNK SB do lái xe TVK điều khiển. Hậu quả xảy ra là :
- Lái xe TVK chết.
- Xe ô tô biển số 80H - 1357 phải sửa chữa hết 20 triệu đồng.
- Xe ô tô biển số 90A - 7896 phải sửa chữa hết 30 triệu đồng.   
- K có 2 con còn nhỏ dưới 18 tuổi.
Hỏi :
1/ Hãy xác định những người tham gia tố tụng.
2/ Biện pháp ngăn chặn cần áp dụng
3/ Các hoạt động điều tra cần tiến hành
4/ Quyết định hình phạt cụ thể đối với bị cáo.

Bài làm

I. Phần hình sự :
- Hành vi of NVA : Vượt trái phép gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hậu quả :
+ TVK chết
+ Thiệt hại về tài sản là 50 triệu đồng.
Qua hành vi và hậu quả trên theo thông tư 02 thì hành vi trên của NVA đã phạm vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1 điều 202 với khung hình phạt từ 6 tháng đến 5 năm.
II. Phần tố tụng hình sự: 
1/ Những người tham gia tố tụng:
- NVA: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
- TVK: Người bị hại
- Công ty SB: Nguyên đơn dân sự
- Công ty HN: Bị đơn dân sự
2/ Biện pháp ngăn chặn cần áp dụng:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam vì nơi xảy ra tai nạn là km 300 + 500 trên quốc lộ 1A chưa xác định được thẩm quyền điều tra.
3/ Các hoạt động điều tra cần tiến hành:
- Khởi tố bị can và hỏi cung bị can NVA.
- Lấy lời khai of nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
- Tạm giữ xe ô tô
- Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (khám nghiệm phương tiện, kỹ thuật phương tiện è Dành cho CSGT è ngoài bài học).
4/ Quyết định hình phạt:
Hình phạt từ 6 tháng đến 5 năm tùy mình quyết định căn cứ vào nhân thân và thân nhân.
* Lưu ý: Nếu đề bài cho có thêm tiền án, án treo thì cộng dồn vào bản án.

Bài 2: A, T và K tụ tập tại cầu Đông Ba. A yêu cầu T chuẩn bị kìm cọng lực và bao bì để tối đi trộm cắp. Khoảng 10 giờ đêm hôm đó cả 3 tên đến số nhà 100 đường Bạch Đằng ngồi rình.
T phát hiện nhà số 100 là của người quen nên giao kìm cọng lực và bao bì cho A, sau đó bảo vệ cho A. Khoảng 12 giờ đêm, A dùng kìm cọng lực cắt ổ khóa vào nhà. Sau đó C là cảnh sát khu vực đi kiểm tra phát hiện thấy người lạ nên bước đến . . . A sợ bị phát hiện liền dùng kìm cọng lực đập hai cái vào đầu C. Cả 2 tên bỏ trốn. Chủ nhà là H phát hiện đưa anh C đi cấp cứu.
CQĐT đến hiện trường thu thập được chiếc kìm cọng lực vào bao bì. Qua xác minh được biết “chiếc kìm cọng lực và bao bì là of T”. Kết luận giám định : C bị thương tật với tỷ lệ 60%. CQĐT ra lệnh bắt khẩn cấp đ/v T.
Hỏi :
1/ Hãy xác định những người tham gia tố tụng.
2/ Biện pháp ngăn chặn cần áp dụng
3/ Các hoạt động điều tra cần tiến hành
4/ Quyết định hình phạt cụ thể đối với bị cáo.
5/ Việc bắt khẩn cấp đ/v T đúng hay sai? tại sao?

Bài làm

I. Phần hình sự :
- Hành vi trộm cắp:
+ Bàn bạc
+ Cắt khóa
è Không cấu thành vật chất.
è Không cấu thành tội trộm cắp.
- Hành vi gây thương tích:
+ Dùng kìm cọng lực đập vào đầu 2 cái
+ Hậu quả : thương tật 60%
è Cấu thành tội giết người (Căn cứ vào công cụ và vị trí tác động)
Qua hành vi gây thương tích trên A đã phạm vào tội giết người được quy định tại điểm d, điểm n khoản 1 điều 93 với khung hình phạt từ chung thân đến tử hình.
II. Phần tố tụng hình sự: 
1/ Những người tham gia tố tụng:
- NVA: Bị can, bị cáo
- C: Người bị hại
- K: Người làm chứng
-           : Người giám định
-           : Người bào chữa
2/ Biện pháp ngăn chặn cần áp dụng:
Bắt theo quyết định truy nã đ/v A (hành vi bỏ trốn phải truy nã).
3/ Các hoạt động điều tra cần tiến hành:
- Khởi tố bị can và hỏi cung bị can A.
- Lấy lời khai of người làm chứng
-


-


4/ Quyết định hình phạt:
A phạm vào tội giết người chưa đạt vì thế quyết định hình phạt đ/v A theo khoản 3 điều 52 Bộ luật hình sự
5/ Việc bắt khẩn cấp đ/v T là sai. Bởi vì không đảm bảo căn cứ theo quy định tại điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự.     

I. Các biện pháp ngăn chặn :
1/ Bắt người phạm tội quả tang :
- Phạm tội quả tang có thể được hiểu dưới 3 hình thức sau :
+ Hành vi phạm tội đang được thực hiện.
+ Hành vi phạm tội vừa kết thúc bị phát hiện
+ Hành vi phạm tội đã kết thúc bị phát hiện bỏ trốn và truy đuổi (liên tục về thời gian).
- Mọi công dân đều có quyền bắt người có hành vi phạm tội quả tang sau đó dẫn họ đến cơ quan công an, uỷ ban, VKS nơi gần nhất.
- Lập biên bản hành vi phạm tội quả tang phải ghi những nội dung sau :
+ Lời khai of người bị bắt.
+ Nội dung lời khai of người bị hại.
+ Lời khai of người làm chứng.
+ Tang vật thu giữ được.
2/ Bắt người do bị truy nã: 
- Đối tượng bị bắt do truy nã có thể là : bị can, bị cáo or người đang thi hành án.
- Mọi công dân đều có quyền bắt người đang bị truy nã sau đó dẫn họ đến cơ quan công an, uỷ ban, VKS nơi gần nhất.
- Các cơ quan này sẽ lập biên bản sau đó dẫn người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
3/ Bắt khẩn cấp:
- Đối tượng là những người chưa bị khởi tố.
- Có 3 căn cứ để bắt khẩn cấp :
+ Khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng or đặc biệt nghiêm trọng.
+ Khi người bị hại or là người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần phải ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
+ Khi thấy có dấu vết of tội phạm ở người or tại chổ ở of người bị tình nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn or tiêu huỷ chứng cứ.
- Người có thẩm quyền bắt khẩn cấp:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
+ Chỉ huy đơn vị độc lập quân đội cấp trung đoàn or tương đương trở lên, chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới.
+ Chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng.
- Thủ tục bắt khẩn cấp :
+ Có lệnh bắt khẩn cấp of người có thẩm quyền.
+ Khi tiến hành bắt phải mời đại diện chính quyền địa phương or đại diện cơ quan chủ quản nơi người bị bắt cư trú or làm việc và người láng giềng làm người chứng kiến.
+ Sau khi bắt phải có biên bản bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
+ Sau khi bắt thì chuyển toàn bộ hồ sơ và lệnh bắt khẩn cấp đến viện kiểm sát cùng cấp đề nghị xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Nếu viện kiểm sát QĐ không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
4/ Bắt bị can, bị cáo để tam giam:
- Đối tượng là bị can, bị cáo.
- Căn cứ cho phép bắt :
+ Khi bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
+ Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng chúng cản trở điều tra, truy tố, xét xử.
- Người có thẩm quyền :
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
+ Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND các cấp, VKSQS các cấp.
+ Chánh án, Phó chánh án TAND, TAQS các cấp :
. Thẩm phán giữ chức vụ chánh toà, phó chánh toà phúc thẩm of TANDTC.
. Hội đồng xét xử.
- Thủ tục :
+ Phải có lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam of người có thẩm quyền (trong trường hợp lệnh bắt bị can, bị cáo of thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra thì phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. (đây là điểm mấu chốt để phân biệt với bắt khẩn cấp).
+ Không được thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo vào ban đêm (22 giờ đến 6 giờ sáng).
+ Khi tiến hành bắt phải mời đại diện chính quyền địa phương or đại diện cơ quan nơi bị can, bị cáo cư trú or làm việc và người láng giềng làm chứng kiến.
+ Sau khi tiến hành bắt bị can, bị cáo phải có biên bản bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
* Lưu ý : Trong lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quy định thời hạn tạm giam. Thời hạn tạm giam được quy định theo từng giai đoạn tố tụng và theo từng loại tội phạm.
5/ Việc bắt ĐBQH, ĐB HĐND :
- Trong trường hợp bắt ĐBQH, ĐB HĐND thì vẫn tuân thủ các quy định về bắt người. Đồng thời phải làm thêm 1 số thủ tục:
+ Không có sự đồng ý của QH và trong time QH không họp mà không có sự đồng ý of UBTVQH thì không được bắt giam ĐBQH.
+ If bị phạm pháp quả tang mà ĐBQH bị tạm giữ phải lập tức báo cáo để QH or UBTVQH xét QĐ.
+ Trong time HĐND họp if không có sự đồng ý of chủ toạ kỳ họpthì không được bắt giữ ĐB HĐND.  
+ If bị phạm pháp quả tang or trường hợp khẩn cấp mà ĐB HĐND bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh fải báo cáo ngay với đoàn chủ tịch kỳ họp.
+ Giữa 2 kỳ họp of HĐND cấp tỉnh, huyện if fải tạm giữ ĐB thì fải báo cho Chủ tịch HĐND biết.
+ If giữa 2 kỳ họp of HĐND cấp xã mà fải bắt giữ ĐB thì fải báo cho Chủ tịch UBND xã biết.
6/ Những việc fải làm ngay sau khi bắt người:
- Tiến hành giao nhận người bị bắt với cơ quan có thẩm quyền.
- Đ/v trường hợp người bị bắt quả tang or khẩn cấp thì trong vòng 24 giờ phải lấy lời khai và QĐ việc  tạm giữ hay trả tự do cho người bị bắt.
- Đ/v người bị bắt truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã và giải họ đến  trại tạm giam.
- Người đã ra lệnh bắt phải thông báo cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền địa phương và gia đình người đã bị bắt biết. Nếu việc thông báo trở ngại cho điều tra thì có thể tạm dừng cho đến khi hết trở ngại fải thông báo việc bắt.
7/ Tạm giữ: Điều 86
- Đối tượng : 5
- Người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ là những người có thẩm quyền quy định bắt khẩn cấp (Đ81) và chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
- Thời hạn: lần đầu 3 ngày, gia hạn lần 1 3 ngày, gia hạn lần 2 3. Gia hạn lần 1 và lần 2 phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Tổng thời hạn là 9 ngày. Hết thời hạn tạm giữ if không có căn cứ khởi tố thì fải trả tự do cho người bị tạm giữ; if có căn cứ khởi tố thì áp dụng biện pháp ngăn chặn #. Thời hạn tạm giữ được tính kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
- Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam.
* Thực tế thời hạn tạm giữ:
EX:
A bị bắt vào 15 giờ,01/10, thời gian tạm giữ qua 2 lần gia hạn là 9 ngày. Vậy thời điểm trả tự do ngày nào?
- Phương án 1: 24 giờ ngày 09/10 è Không chọn phương án này bởi vì theo quy định tại điều 96 quy định về ngày kết thúc vào lúc 24 giờ là không hợp với thực tiễn (không ai thả người vào ban đêm)
- Phương án 2: 15 giờ ngày 09/10 è Chọn phương án này bởi vì nó hợp với thực tiễn.
Điều 96 quy định:
- Giờ đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng).
- Ngày : kết thúc vào lúc 24 giờ (nữa đêm)
- Tháng: Ngày kết thúc of tháng trùng với ngày bắt đầu of tháng. Nếu trùng vào ngày thứ 7 or chủ nhật thì fải lấy ngày thứ2; nếu tháng trước là 31 mà tháng sau kết thúc là 30 thì chọn ngày 30.
* Thực tế thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam :
    1/10           3/10           6/10          9/10     Thời hạn tạm giam là 2 tháng


- Phương án 1 : 1/10 – 1/12 è Không áp dụng phương án này bởi vì nó không phù hợp (Đây là phương án được quy định tại tài liệu tập huấn bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
- Phương án 2 : 10/10 – 1/12 è Không áp dụng phương án này bởi vì nó không phù hợp (Đây là phương án được quy định tại tài liệu tập huấn bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
- Phương án 3 : 10/10 – 10/12 è Áp dụng phương án này bởi vì nó phù hợp với thực tiễn (phương án này được quy định từ trưuớc khi có bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
8/ Tạm giam:
- Đối tượng : Bị can, bị cáo.
- Căn cứ:
+ Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
+ Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn và cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử or là tiếp tục phạm tội.

----------- Heát-------------

2 nhận xét: